Khu kinh tế Bình Định

Chức năng, nhiệm vụ

Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hoạt động của các nhà đầu tư trong Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp, cụ thể.

1. Về quản lý đầu tư

a) Đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;

b) Kiểm tra, thanh tra, giám sát nhà đầu tư tuân thủ các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật.

2. Về quản lý quy hoạch, xây dựng

a) Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế và khu công nghiệp có diện tích từ 500 ha trở lên;

b) Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế nhưng không làm thay đổi chức năng sử dụng khu đất và cơ cấu quy hoạch;

c) Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của nhà đầu tư trên cơ sở phù hợp với quy hoạch 1/2000 đã được UBND tỉnh phê duyệt;

d) Thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C trong khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế phải có Giấy phép xây dựng;

e) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quy hoạch, xây dựng công trình, dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế; tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

3. Về quản lý môi trường

a) Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế đối với các dự án thuộc thẩm quyền;

b) Tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các đối tượng thuộc diện phải đăng ký trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Tham gia thanh tra, kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường.

4. Về quản lý lao động

a) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp sổ lao động cho người lao động Việt Nam làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;

b) Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động, kế hoạch đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;

c) Tham gia thanh tra, tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động;

d) Nhận báo cáo về tình hình ký kết, sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;

e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế, bao gồm: bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công.

5. Về quản lý thương mại

a) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế;

b) Cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế;

c) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với những mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện;

d) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (C/O form D) sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

6. Về quản lý đất đai, bất động sản

a) Xác nhận hợp đồng, văn bản về bất động sản trong khu công nghiệp, khu kinh tế cho tổ chức có liên quan;

b) Tiếp nhận đăng ký khung giá cho thuê đất, cho thuê lại đất và phí hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; 

h) Giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước và thực hiện việc quản lý đất đai trong Khu kinh tế Nhơn Hội theo quy định của pháp luật về đất đai.

7. Các nhiệm vụ khác

a) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

b) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế; đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế;

c) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;

d) Phối hợp với các đơn vị Công an trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, trật tự, xây dựng và đề xuất những biện pháp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

8. Ban Quản lý là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. Các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban Quản lý, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước khu công nghiệp, khu kinh tế thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật.

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập17
  • Tổng lượt truy cập4,283,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây