Khu kinh tế Bình Định

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030

Thứ năm - 09/09/2021 06:34

Ngày 02/9/2021 Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. 

Chỉ thị nêu rõ, cải cách hành chính là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, là một trong những giải pháp đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra định hướng phát triển đất nước đến năm 2030, đó là “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước”. 

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn giai đoạn vừa qua và tiếp tục thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 (sau đây gọi tắt là Chương trình tổng thể). Để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tổng thể một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Cải cách hành chính là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, do vậy cần tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự đồng thuận, thống nhất của người dân, tổ chức và xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính.

 - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính được giao; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, trung thực, khách quan kết quả thực hiện cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ cải cách hành chính. 

- Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá Chỉ số cải cách hành chính; đo lường, xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế công lập phù hợp với Chương trình tổng thể và với yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đánh giá toàn diện, khách quan, công bằng, kịp thời, phản ánh đầy đủ, đa chiều kết quả triển khai cải cách hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm, năng lực của cơ quan thường trực cải cách hành chính của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương và các cơ quan chủ trì triển khai các nội dung cải cách hành chính trong Chương trình tổng thể. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể, rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai các nội dung cải cách hành chính để đảm bảo Chương trình tổng thể được triển khai đồng bộ, thống nhất theo lộ trình và mục tiêu đã đề ra.

- Tập trung hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường công khai, minh bạch. 

- Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn; trong đó tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết, trọng tâm là các thủ tục hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ, nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn

- Hoàn thành việc rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết sô 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XII. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức

- Ưu tiên nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện xây dựng và phát triển Chính quyền điện tự, Chính phủ số theo lộ trình, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và chất lượng cung ứng dịch vụ công cho người dân, tổ chức trên môi trường số.

Tác giả bài viết: Võ Thị Hà Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập65
  • Tổng lượt truy cập4,284,459
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây