Khu kinh tế Bình Định

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ BÌNH ĐỊNH

Thứ năm - 08/07/2021 07:15
Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Bình Định đã đạt được nhiều thay đổi tích cực trong những năm vừa qua, sản lượng và chất lượng sản phẩm tăng cao, được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Trong nhiệm kỳ 2017 – 2020 các DN tiên phong trong ngành gỗ như Tiến Đạt, Hoàng Hưng, Đại Thành, Thắng Lợi… đã tập trung đầu tư theo chiều sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến (máy CNC, hệ thống thiết bị tự động hóa…), thiết kế dây chuyền sản suất chuyên môn hóa cao, giảm số lượng công nhân phổ thông, chọn dòng sản phẩm flat-pack, đặc biệt là nhóm sản phẩm chiến lược như tủ bếp, tủ nhà tắm xuất khẩu thị trường Mỹ… đã giúp gia tăng năng suất bình quân lao động ở một số nhà máy điển hình lên mức 25.000 – 30.000 USD KNXK/công nhân/năm, đóng góp quan trọng vào ngành xuất khẩu gỗ Bình Định. 
Hoạt động SXKD của Công ty TNHH Trường Sơn tại KCN Phú Tài
Hoạt động SXKD của Công ty TNHH Trường Sơn tại KCN Phú Tài
Trong nhiệm kỳ  2017 – 2020, ngành gỗ Bình Định đã nổi lên lĩnh vực sản phẩm nhựa đan/Wicker có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh, với đặc điểm phần lớn nguyên liệu công nghiệp như sắt, gỗ, sợi nhựa… và tận dụng lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Theo đó, trong giai đoạn 2017 – 2020 tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Bình Định tăng 43% so với giai đoạn 2014 -2017, riêng trong năm 2020 KNXK đạt 654,8 triệu USD, tăng 46% so với chỉ tiêu Nghị quyết giai đoạn 2017 -2020 là 450 triệu USD; tăng bình quân 14%/năm (cao hơn mức chỉ tiêu đặt ra từ 5%-10%/năm).
Trong giai đoạn 05 năm đến, ngành chế biến gỗ Bình Định tiếp tục phải đối mặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và thị trường toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, theo báo cáo BCH Hiệp hội Gỗ và LS Bình Định, đã nhận diện các cơ hội và thách thức 
Cơ hội, thị trường đồ gỗ toàn cầu tiếp tục mở rộng về sản lượng và thương mại, đặc biệt là thị trường Mỹ; Sự chủ động chuẩn bị đón nhận các đơn hàng, khách hàng lớn dịch chuyển từ các nước sản xuất đồ gỗ hàng đầu như Trung Quốc, Bắc Mỹ, EU sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam; Chủ động hợp tác liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trên địa bàn khu vực miền Nam, miền Trung – Tây Nguyên và miền Bắc để tận dụng lợi thế so sánh, lợi thế tổng hợp địa phương và tạo ra mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường ngành gỗ lớn mạnh, bền vững trên cả nước.
Thách thức, “Chiến tranh thương mại” giữa Mỹ - Trung Quốc tiếp diễn và định hình các chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian tới đang và sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế định hướng xuất khẩu Việt Nam và ngành chế biến gỗ, nhất là các thị trường EU, Mỹ, Trung Quốc; Việc điều tra ngành gỗ nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Việt Nam vẫn tiếp tục; Áp lực cạnh tranh về lao động, nguồn nguyên liệu, mặt bằng sản xuất, công nghệ…ngày càng mạnh mẽ trước làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào ngành chế biến gỗ Việt Nam nhất là các nhà đầu tư từ Trung Quốc, đồng thời với nguy cơ lẫn tránh thuế, gian lận thương mại, xuất xứ; Tình trạng thiếu hụt nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu và khai thác trong nước, thiếu hụt công nhân lành nghề và có trình độ vận hành thiết bị máy móc hiện đại; Giá nguyên, vật liệu thay thế gỗ trong ngành đồ gỗ nội thất như kim loại, nhựa đan, vải, xi măng, đá, thủy tinh… ngày càng tăng; Việc tăng cường thực hiện các quy định, thanh kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt về môi trường, lao động, PCCN… tại Nhà máy bởi các cơ quan Nhà nước các cấp và tổ chức thứ ba; Chi phí dịch vụ cảng biển, tàu biển, đường bộ, dịch vụ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tiếp tục tăng. 
Với mục tiêu trọng tâm của Hiệp Hội trong nhiệm kỳ 2021 – 2024 là đẩy mạnh phát triển ngành chế biế gỗ bền vững với thương hiệu “Đồ Gỗ Bình Định”, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ, thân thiện môi trường, thỏa mãn các nhu cầu và yêu cầu của khách hàng trong nước, quốc tế, đưa Bình Định trở thành một trung tâm đồ nội thất và trang trí nội thất của Việt Nam. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm 10%/năm, đến năm 2024, ngành gỗ Bình Định đạt tổng KNXK là 960 triệu USD; Trong đó, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ vào khoảng 790 triệu USD và các mặt hàng nhóm vật liệu CN (nhựa đan, kim loại…) đạt 170 triệu USD.
Để đạt được mục tiêu trên, Hiệp Hội đã tập trung vào một số nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, tập trung phát triển sản xuất đồ gỗ nội thất và tạo liên kết ngành hỗ trợ hiệu quả.
Thứ hai, vận dụng sự ủng hộ của các cơ quan chức năng, các tổ chức trong nước và quốc tế về hỗ trợ phát triển ngành gỗ.
Thứ ba, chủ động đề xuất, thực hiện các dự án hợp tác với tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ Hội viên, xây dựng thương hiệu “Đồ gỗ Bình Định” và tạo thêm nguồn kinh phí Hội.
 

Nguồn tin: Cao Thanh Thương, trích từ Bản tin số 3.2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập50
  • Tổng lượt truy cập5,503,657
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây