Khu kinh tế Bình Định

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021

Thứ năm - 13/08/2020 06:04
Ngày 30/7/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 71/2020/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023.
Năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội về việc kéo dài thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021 và lùi thời gian ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho thời kỳ ổn định ngân sách mới sang năm 2021. Dự toán NSNN năm 2021 phải được xây dựng thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình.
    * Về xây dựng dự toán thu NSNN: Phải được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Việc xây dựng dự toán thu năm 2021 phải bám sát dự báo khả năng phục hồi kinh tế và đón các dòng đầu tư mới (trong và ngoài nước); tính toán kỹ các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi cơ chế, chính sách và thay đổi bất thường do tác động của đại dịch COVID-19; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các Hiệp định thương mại EVFTA; thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu...
    Phấn đấu dự toán thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 (đã dự kiến các tác động chính sách thu theo các chủ trương hiện hành) bình quân chung cả nước tăng tối thiểu 9-11% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020 (các địa phương dự báo kinh tế phục hồi và tăng nhanh năng lực sản xuất kinh doanh, dịch chuyển cơ cấu kinh tế tích cực sẽ phấn đấu tăng thu NSNN ở mức cao hơn). Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020.
    * Về xây dựng dự toán chi NSNN: Được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, bám sát các chủ trương, định hướng, mục tiêu của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công, các Nghị quyết Hội nghị trung ương 6, 7 Khóa XII về sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và các văn bản tổ chức triển khai, thực hiện.
    - Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển: Tiếp tục bố trí dự toán năm 2021 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước còn lại đến hết năm 2020 (nếu có); ưu tiên bố trí vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN về tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của NSTW cho NSĐP để thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSTW.
    Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Lập dự toán các nhiệm vụ đầu tư phát triển (bao gồm các nhiệm vụ chuyển tiếp – nếu có) theo quy định hiện hành (chi tiết nguồn NSNN, nguồn thu sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vay và nguồn hợp pháp khác của đơn vị) theo từng lĩnh vực sự nghiệp; gửi cơ quan quản lý cấp trên, tổng hợp báo cáo cơ quan đầu tư, tài chính cùng cấp.
    - Xây dựng dự toán chi thường xuyên: 
    + Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành. Ngoài ra, phải hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, tiếp tục thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo quy định; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài, tiếp tục cơ cấu lại NSNN, đồng thời tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định.
    + Thực hiện giảm quỹ lương, chi bộ máy năm 2021 gắn với giảm biên chế hưởng lương từ NSNN năm 2021 theo quyết định của cấp thẩm quyền hoặc theo Đề án tinh giản biên chế được duyệt (nếu có). Thực hiện giảm chi hỗ trợ từ NSNN tối thiểu 2,5% gắn với mức giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách và giảm thêm tối thiểu 5% - 10% so với dự toán năm 2020 chi hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu tăng theo lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công...
    + Về dự toán chi hoạt động năm 2021 của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, phải xây dựng gắn với mục tiêu sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm cấp phó, thực hiện kiêm nhiệm chức danh, sáp nhập các xã chưa đạt chuẩn... 
    + Về dự toán chi hoạt động năm 2021 của các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện giảm quỹ lương, chi bộ máy năm 2021 gắn với giảm biên chế hưởng lương từ NSNN theo quyết định của cấp thẩm quyền hoặc theo Đề án tinh giản biên chế được duyệt. Trường hợp chưa có quyết định của cấp thẩm quyền hoặc đề án được duyệt, thì tính trên cơ sở số biên chế còn phải giảm để đảm bảo thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế hưởng lương từ NSNN cả giai đoạn đến năm 2021 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kết luận số 17-KL/TW của Bộ Chính trị. Thực hiện giảm chi hỗ trợ từ NSNN gắn với mức giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách và giảm thêm tối thiểu 5% - 10% so với dự toán năm 2020 chi hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu tăng theo lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, tăng giá học phí theo quy định của pháp luật.
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Minh Trầm, Ban QLDA và GPMB Khu kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập9
  • Tổng lượt truy cập5,501,948
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây