Khu kinh tế Bình Định

Hoạt động SXKD của các DN trong KKT, các KCN 7 tháng đầu năm 2020

Thứ hai - 14/09/2020 06:00
Sản xuất công nghiệp (SXCN) trong KKT, các KCN 7 tháng đầu năm 2020, gặp nhiều khó khăn do tác động từ dịch bệnh Covid-19, do đó chỉ số SXCN toàn ngành trong 7 tháng đầu năm 2020 tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong các năm qua. Trong bối cảnh đó, BQL KKT đã tăng cường nắm bắt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), góp phần ổn định sản xuất, kết quả cụ thể đạt được trong 7 tháng đầu năm 2020 như sau:
Phân xưởng sản xuất Công ty CP SXTM đồ mộc Việt Nam (Medium)
Phân xưởng sản xuất Công ty CP SXTM đồ mộc Việt Nam (Medium)
Doanh thu: thực hiện tháng 7 năm 2020 đạt 2.101 tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ), tính chung 7 tháng đạt 15.391,7 tỷ đồng (tăng 2% so với cùng kỳ), trong đó  nhóm ngành nghề CBLS tăng 2,5% (trong đó nhóm CB gỗ tăng 9%, nhóm CB Dăm giảm 7%), nhóm đá giảm 11,6%, nhóm SX Giấy và bao bì giảm 6%, nhóm SXVLXD&Cơ khí giảm 2,4%, nhóm TACN tương đương với cùng kỳ, nhóm ngành nghề khác tăng 20,3%.
    Kim ngạch xuất khẩu: thực hiện tháng 7 năm 2020 đạt 22 triệu USD (giảm 24% so cùng kỳ), tính chung 7 tháng đạt 185,4 triệu USD (tăng 2% so với cùng kỳ); Trong đó nhóm CBLS giảm 5% (trong đó nhóm chế biến gỗ giảm 8%, nhóm chế biến Dăm tăng  2%), nhóm đá giảm 15,6%, nhóm ngành nghề khác (May mặc, ghế nhựa giả mây, năng lượng sinh học…) tăng 11,44%.
    Một số ngành, mặt hàng chính:
- Đối với ngành chế biến gỗ: Ngành chế biến bàn, ghế gỗ đang là một trong những ngành chính thúc đẩy SXCN phát triển với chỉ số sản xuất tăng 7,25%. Cạnh tranh thương mại Mỹ- Trung căng thẳng, việc Mỹ áp thuế cao đối với các sản phẩm của Trung Quốc, đây là thời cơ để xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Bình Định vào thị trường tiềm năng như Mỹ. Ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực, EU hiện là thị trường xuất khẩu bàn ghế gỗ lớn nhất của Bình Định, do đó đây là cú huých lớn cho các DN để thúc đẩy sản xuất. Nguyên liệu gỗ nhập khẩu hiện nay đã tăng từ 2-3 USD/m3 do khó khăn về logistic vận chuyển. Hiện các DN vẫn phải tiếp tục mua nguyên liệu vì là trong mùa khai thác của các nước xuất khẩu gỗ như Urugoay, Brazil…Nếu các DN không chuẩn bị kịp thì sẽ thiếu hụt nguyên liệu gỗ khi khách hàng bắt đầu giao đơn hàng mới.
- Đối với các mặt hàng dăm gỗ:  từ cuối tháng 5 đầu tháng 6, hoạt động chế biến dăm gỗ gặp nhiều khó khăn do giá bán dăm gỗ hạ thấp, vướng một số thủ tục hải quan ở Trung Quốc nên hàng hóa không lưu thông kịp. Dự báo thời gian tới, ngành này sẽ không còn giữ tốc độ tăng cao như các tháng đầu năm 2020.
- Mặt hàng viên nén: thị trường chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản là các thị trường tiêu thụ lớn nhất và vừa trở thành vùng dịch bùng phát, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ta trong năm 2020.
- Đối với ngành may mặc: Chỉ số tăng 11% do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu tăng cao ở một số mặt hàng may mặc như: khẩu trang, đồ bảo hộ lao động, các DN linh động chuyển đổi hướng sản xuất phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, một số DN gặp khó khăn do nguyên liệu không đáp ứng đủ cho sản xuất.
- Đối với ngành thức ăn chăn nuôi: Nguyên phụ liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ 70 -80% từ các nước như: Nam Phi, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Argentina; Trong thời gian qua, việc nhập khẩu nguyên liệu chưa có ảnh hưởng lớn. Tuy Nhiên, gần đây nhập khẩu nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi có phần khó khăn, các DN cũng đã có giải pháp tăng dự trữ nguồn nguyên liệu từ 01- 02 tháng, tìm kiếm các nguyên liệu đầu vào trong nước hoặc một số nước khách chưa có dịch để thay thế nhưng cũng rất khó khăn. Ngoài ra, nguyên liệu nhập khẩu hiện nay đã tăng 20% do khó khăn về logistic, container và tàu biển vận chuyển, dẫn đến đầu ra tăng trong đó việc người chăn nuôi không dám đầu tư tái đàn nhiều làm ảnh hưởng lớn tình hình sản xuất của các DN.
- Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động: lực lượng lao động tại các DN trong KKT, KCN trong thời gian qua biến động không lớn, số lao động đi làm đạt khoảng 85 - 90% so với cuối năm 2019.
- Về công tác phòng, chống dịch và chi phí: BQL KKT thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra, nhắc nhở DN, yêu cầu các DN báo cáo tình hình diễn biến dịch bệnh nhất là các DN có sử dụng lao động nước ngoài và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính Phủ, UBND tỉnh về công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh. Qua trao đổi một số DN trong việc sử dụng kinh phí để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh như mua khẩu trang, xà phòng rửa tay, máy đo thân nhiệt,… thì chi phí trung bình khoảng 40.000 đồng/người/tháng.
Nhiệm vụ, giải pháp 5 tháng cuối năm 2020
- Gỗ tinh chế: Diễn biến dịch Covid-19 còn rất phức tạp nên các DN xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do bị sụt giảm, hoãn, hủy đơn hàng. Do vậy, các DN sớm hoàn thành sản xuất các đơn hàng trái vụ, chuẩn bị đầy đủ để triển khai sản xuất chính thức cho mùa hàng 2020-2021 ngay từ tháng 8/2020. Trong đó, tập trung đầu tư đúng mức đối với công tác thiết kế mẫu mã, phát triển những tiện ích, chức năng mới cho sản phẩm, dịch vụ phù hợp thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu, Mỹ... lên phương án tìm kiếm các đơn đặt hàng. Đồng thời, mỗi DN cần tập trung nguồn lực để đầu tư trang thiết bị sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, giảm dần số lao động phổ thông (ngày càng có dấu hiệu thiếu hụt), tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, DN phải liên tục cải tiến quy trình sản xuất, kiểm soát giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 
- Dăm gỗ: Trước tình hình khó khăn như hiện nay, để đảm bảo đơn giá xuất khẩu, các DN cần tăng cường sự liên kết trong thu mua nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa để tránh bị khách hành ép giá. Tiếp tục mở rộng thị trường trong nước, đa dạng thị trường xuất khẩu nhằm điều phối đơn hàng. Từng bước nghiên cứu, triển khai đầu tư sang các dự án các dự án chế biến các mặt hàng gỗ khác phù hợp nhu cầu thị trường như gỗ ghép thanh, ván MDF, ván lạng, ván dán chất lượng cao,... 
- Thức ăn chăn nuôi: ƯTH 5 tháng cuối năm 2020 đạt 700.000 tấn, UTH cả năm 2020 đạt 1.563.619 tăng 10% so cùng kỳ (1.563.619/1.423.374 tấn). Các nhà máy sản xuất TACN hoạt động với công suất ổn định, đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc gia cầm tăng cao vào dịp cuối năm và Tết nguyên đán, là động lực thúc đẩy người chăn nuôi tái và tạo đàn, gia tăng số lượng gia súc và gia cầm phục vụ kịp thời nhu cầu thị trường, góp phần thúc đẩy cho thị trường thức ăn chăn nuôi sản xuất và tiêu thụ ổn định.
                                                                               
 

Nguồn tin:  Huỳnh Thanh Tùng, Bản tin KKT số 4.2020

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập13
  • Tổng lượt truy cập5,207,118
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây