Khu kinh tế Bình Định

Hội nghị giao ban Câu lạc bộ Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao các tỉnh, thành phố phía Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2022.

Thứ tư - 01/03/2023 14:13
Ngày 24/02/2023, tại Khu du lịch Khai Long (Cà mau) diễn ra Hội nghị giao ban Câu lạc bộ (CLB) Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao (KCN, KCX, KTT, KCNC) các tỉnh, thành phố phía Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2022. Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch Đầu tư); Ông Lâm Văn Bi, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cùng đại diện các thành viên Ban Quản lý các KCN, KKT các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Cà Mau. CLB Ban quản lý KCN, KCX, KTT, KCNC các tỉnh, thành phố phía Nam hiện có 34 thành viên bao gồm Ban Quản lý các KCN, KKT các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Từ khi thành lập năm 2014 đến nay, CLB đã tổ chức 8 kỳ hội nghị tại 8 tỉnh, thành phố.
Ông Dương Hoài Nam TB BQL KTT tỉnh Cà Mau, Chủ nhiệm CLB BQL KCN, KCX, KTT, KCNC các tỉnh TPphía Nam, nhiệm kỳ 2020 2022 trao cờ luân lưu cho đơn vị tỉnh Gia Lai, đăng cai tổ chức Hội hội giao ban lần thứ X
Ông Dương Hoài Nam TB BQL KTT tỉnh Cà Mau, Chủ nhiệm CLB BQL KCN, KCX, KTT, KCNC các tỉnh TPphía Nam, nhiệm kỳ 2020 2022 trao cờ luân lưu cho đơn vị tỉnh Gia Lai, đăng cai tổ chức Hội hội giao ban lần thứ X
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi nhấn mạnh: Hội nghị lần này là dịp để các Ban quản lý cùng nhau thảo luận; chia sẻ những khó khăn, vướng mắc; kinh nghiệm thu hút đầu tư và công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực tại KCN, KKT tại địa phương. Đồng thời xem xét, đề xuất, kiến nghị đến các bộ, ngành, Trung ương và đưa ra giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian tới. Hoạt động của CLB đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư, với các nội dung nổi bật như: Chủ động đề xuất tổ chức và tham gia đầy đủ các buổi họp, sinh hoạt định kỳ của CLB, có nhiều ý kiến đóng góp tích cực nhằm duy trì hoạt động và phát triển CLB ngày càng lớn mạnh. Tham gia đầy đủ, tích cực các phong trào thi đua của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khối thi đua phát động, đạt nhiều kết quả cao, góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác, là cầu nối gắn kết, tăng cường mối quan hệ, tình cảm giữa những đồng nghiệp, tạo cơ hội đến tham quan, tìm hiểu danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của mỗi địa phương…
Hội nghị giao ban câu lạc bộ Ban Quản lý KCN, KCX, KKT, KCNC cás tỉnh phía Nam lần thứ IX tại Cà Mau
Hội nghị giao ban câu lạc bộ Ban Quản lý KCN, KCX, KKT, KCNC cás tỉnh phía Nam lần thứ IX tại Cà Mau

Hội nghị lần này tập trung thảo luận các nội dung: Giải pháp triển khai thực hiện Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ về cơ cấu tổ chức Ban Quản lý; việc thực hiện các nhiệm vụ của các Ban Quản lý theo phân cấp, ủy quyền; cơ chế, chính sách đối với KCN, KCX, KTT, KCNC.

Theo đánh giá các địa phương, bên cạnh những thuận lợi thì hiện nay, một số địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hút đầu tư, nhất là các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Nguyên nhân chính là do vị trí địa kinh tế không thuận lợi, thiếu quỹ đất sạch. Còn tình trạng một số dự án triển khai chậm tiến độ, hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, do gặp khó khăn trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, gây lãng phí đất đai, hạ tầng KCN, KKT. Một số doanh nghiệp chỉ chú trọng công tác sản xuất kinh doanh, không thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm... cũng như chế độ thống kê, báo cáo định kỳ đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhiều doanh nghiệp FDI là đối tác hoặc là một công ty trong tập đoàn lớn, đa quốc gia nên công tác quản lý, chống thất thu thuế, chống chuyển giá gặp nhiều khó khăn. Nguồn lao động qua đào tạo còn thiếu, ngành nghề và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp KCN, KKT. Tình trạng khan hiếm lao động phổ thông khi các dự án lớn, sử dụng nhiều lao động đi vào hoạt động thường xuyên xảy ra. Việc xây dựng các khu nhà ở, nhà lưu trú cho công nhân lao động trong các KCN và các dịch vụ hỗ trợ cơ bản như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, khu vui chơi giải trí còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của công nhân, chưa có cơ chế rõ ràng, phù hợp với yêu cầu thực tế...

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong hơn 30 năm hình thành và phát triển, các KCN, KKT cả nước đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam; tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo động lực đổi mới công nghệ sản xuất.

Tính đến cuối năm 2022, cả nước có 411 KCN, 18 KKT ven biển và 26 KKT cửa khẩu tại 61/63 tỉnh, thành phố; thu hút được hơn 10.000 dự án trong nước và gần 11.000 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng khoảng 340 tỷ USD (trong đó, tổng vốn đầu tư FDI là khoảng 230 tỷ USD). Đặc biệt, sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, với nhiều quyết sách của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam có sự phục hồi tích cực; các KCN, KCX, KKT, KCNC đã góp phần tích cực cho GDP tăng 8,02%, giải quyết việc làm tại các KCN, KKT cho 4,49 triệu lao động; trong đó có khoảng 456 nghìn lao động nước ngoài, chiếm 11,1%./.
 

Tác giả bài viết: Tô Đình Sử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập91
  • Tổng lượt truy cập5,521,056
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây