Theo đó quyết tâm phấn đấu đổi mới mô hình tăng trưởng; phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bình Định; quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với đổi mới sáng tạo nhằm tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Bình Định nhanh, bền vững góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX.
Đồ án xây dựng mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau :
Tốc độ tăng trưởng |
|
2011-2020 |
2021-2030 |
2021-2025 |
2026-2030 |
2031-2050 |
Tổng GRDP |
6,33% |
8,5% - 9% |
7,0%-7,5% |
10% - 10,5% |
6,0% - 6,5% |
Nông Lâm nghiệp và Thủy, hải sản |
4,8% |
3,2% - 3,3% |
3,2%-3,3% |
3,3% |
2,6%-3% |
CN&XD |
9,2% |
12,6% - 13,7% |
9,1%-10,3% |
16,3% - 17,2% |
6,8% - 7,3% |
Dịch vụ |
5,7% |
7,8% - 7,9% |
7,6%-7,8% |
7,9%-8% |
6,2% - 6,7% |
Thuế SP trừ trợ cấp sản phẩm |
6,3% |
9,7%-9,8% |
9,6% |
9,8% - 10% |
5,8% - 6,2% |
Cơ cấu GRDP |
|
2011 |
2020 |
2025 |
2030 |
2050 |
Tổng GRDP |
|
100% |
100% |
100% |
100% |
Nông Lâm nghiệp và Thủy, hải sản |
|
29,7% |
23,1-23,5% |
16,8% - 17,5% |
9,5% -10,1% |
CN&XD |
|
28,3% |
31,4-32,5% |
41,3% - 43,3% |
48,2 -50,1% |
Dịch vụ |
|
37,6% |
39,5-40,1% |
34,8% - 35,9% |
35,1 - 36,1% |
Thuế SP trừ trợ cấp sản phẩm |
|
4,4% |
4,9%-5% |
5,1% - 5,3% |
5,3% - 5,6% |
GRDP đầu người |
|
2011 |
2020 |
2025 |
2030 |
2050 |
GRDP đầu người (triệu VND) |
|
60,44 |
101,6-104 |
204- 213 |
1.283-1.468 |
GDP đầu người (nghìn USD) |
|
2,6 |
4-4,1 |
7,5-7.9 |
37,4- 42,8 |
Từ thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định trong thời gian qua (2011 – 2022), có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng được đề xuất chọn lựa cho thời gian đến là khá cao, ở nội dung này có rất nhiều ý kiến tranh luận, có phần băn khoăn về tính khả thi, tuy nhiên đây là kịch bản mà tỉnh Bình Định cần quyết tâm phấn đấu để không tụt hậu so với các tỉnh bạn và so với mặt bằng chung cả nước : ” Đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2030 bình quân 8,5%-9%, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 là 204-213 triệu đồng/người tương đương 7.500-7.900 USD (theo giá hiện hành). Chỉ số phát triển con người (HDI): 0,7-0,8 tiếp tục nằm trong nhóm cao của cả nước”.
Về cơ cấu nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của nhóm ngành Nông Lâm nghiệp, và Thủy hải sản có xu hướng ngày càng giảm, nhưng tổng giá trị sản phẩm và chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện nâng cao, qua các giai đoạn phát triển. Tương tự như vậy, nhóm ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ và tỷ trọng trong nền kinh tế cũng giảm dần, tổng giá trị sản phẩm và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Như vậy các nhóm ngành này, về cơ bản tiềm năng còn nhưng “dư địa” phát triển không lớn. Riêng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, được kỳ vọng còn nhiều “dư địa” phát triển, phù hợp với đặc thù của địa phương “đất rộng, người thưa” nên tốc độ tăng trưởng, chất lượng và tỷ trọng của nhóm này trong nền kinh tế của tỉnh, ngày càng phải tăng cao, trở thành động lực phát triển của tỉnh Bình Định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Như vậy, đối với các mục tiêu cụ thể, đòi hỏi ngay từ những năm đầu trong kế hoạch phát triển 2021-2025, hàng năm, các ngành các cấp, các doanh nghiệp…cần phối hợp hiệu quả, có nhiều giải pháp đột phá, sáng tạo và nỗ lực vượt bậc để thực hiện thành công “5 trụ cột” và “3 đột phá” hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế cơ bản hàng năm của tỉnh, từng bước tạo sự chuyển biến tích cực và phát triển ngày càng mạnh mẽ và bền vững.
Từ góc nhìn trên, bài viết muốn đề cập đến vai trò đóng góp của KKT Nhơn Hội và các KCN trên địa bàn tỉnh vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định, thuộc nhóm ngành mà đồ án quy hoạch tỉnh Bình Định đặt ra rất nhiều kỳ vọng. Trong những năm qua (2010-2022), doanh thu sản xuất (SXCN) và kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các DN trong KKT và các KCN tăng trưởng đều hàng năm (từ 12-14%), chiếm tỷ trọng xấp xỉ gần 40% giá trị SXCN và KNXK của tỉnh, nộp ngân sách của các DN tăng đều hàng năm, chiếm tỷ trọng khoảng 17-20% các nguồn thu nội địa trong ngân sách của tỉnh Bình Định.
Có thể thấy, vai trò của các DN tại KKT và các KCN là khá lớn, có đóng góp tích cực đến quá trình phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế hàng năm của tỉnh Bình Định. Bên cạnh kỳ vọng, Lãnh đạo tỉnh và các ngành, các cấp sẽ quan tâm đầu tư, đồng hành, hỗ trợ và yêu cầu BQL KKT cùng các DN tại KKT và các KCN, cần có những quyết tâm phấn đấu, đặc biệt là có các giải pháp sáng tạo, hiệu quả để có bước phát triển vượt bậc, bền vững và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2022 - 2025 và 2030. Đây sẽ là trách nhiệm lớn lao, đồng thời là nghĩa vụ là “áp lực” thường xuyên để cán bộ, CCVC (của BQL KKT), để chủ DN và người lao động của KKT và các KCN phấn đấu hàng năm và liên tục trong giai đoạn phát triển tiếp theo (2023–2030). Trên tinh thần đó, BQL KKT đã xây dựng kế hoạch năm 2023 :
1. Về thu hút đầu tư :
- Diện tích đất thu hút được DN: 70 ha (tăng 31 ha so với 2022)
- Suất đầu tư tăng 11 tỷ/ha (tăng 31%) tương ứng 45,6 tỷ/ha → Tổng vốn thu hút 3.192 tỷ đồng, tăng 2,15 lần so với năm 2022
- Thu hút 02 - 04 dự án FDI
2. Về doanh thu và kim ngạch xuất khẩu
- Doanh thu năm 2023: 54.190 tỷ đồng (tăng 15,2% so với 2022)
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 602 triệu USD (tăng 15,1% so với 2022)
- Nộp Ngân sách năm 1.059 tỷ đồng (tăng 12,6% so với 2022)
Các chỉ tiêu phấn đấu nêu trên đã được xây dựng với “kịch bản” tăng trưởng khá cao so với thực trạng phát triển những năm qua, để hoàn thành kế hoạch nêu trên, BQL KKT sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp :
1. Đầu tư hạ tầng KCN
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn thiện đồng bộ HTKT các KCN, nhất là KCN Becamex VSip Bình Định, KCN Hòa Hội đảm bảo điều kiện thuận lợi để giao đất kịp thời cho các dự án thứ cấp;
- Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi chủ trương đầu tư KCN Nhơn Hội C, Khu Phi thuế quan; điều chỉnh chủ trương đầu tư KCN Nhơn Hội A (giảm đất công nghiệp); hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư KCN Cát Trinh, Bình Nghi.
2. Thu hút đầu tư
- Thực hiện rà soát, cập nhật, chuẩn hóa và công khai minh bạch các quy trình, thủ tục hồ sơ, các chính sách ưu đãi thu hút vào các KCN, KKT; các vấn đề liên quan đến giá thuê đất, phí hạ tầng dùng chung, vốn chủ sở hữu, ký quỹ đầu tư dự án,… lên trang Thông tin xúc tiến đầu tư của tỉnh và BQL KKT; Chủ động giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư;
- Đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác quản lý và giải quyết công việc cho DN trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; Xây dựng KH chi tiết các bước triển khai thực hiện từ khi NĐT nộp hồ sơ đến khi đi vào sản xuất, phân rõ trách nhiệm của BQL KKT; tiến hành ký cam kết giữa BQL KKT và NĐT thực hiện;
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương và các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN nghiên cứu các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với từng KCN, trên cơ sở đó đề xuất UBND tỉnh giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; chú trọng thu hút các dự án FDI, các dự án công nghệ cao, các dự án có quy mô lớn thân thiện với môi trường.
- Quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý các dự án sau cấp GCN đăng ký đầu tư, đôn đốc các dự án thực hiện dự án theo tiến độ cam kết; Kịp thời xử phạt vi phạm hành chính, chấm dứt hoạt động dự án đối với các dự án đầu tư chây ỳ, chậm tiến độ, nhất là các dự án du lịch, dịch vụ;
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ GPMB đối với các dự án du lịch, dịch vụ trên địa bàn Khu Kinh tế và giai đoạn 2 KCN Hòa Hội.
- Chỉ đạo và giao trách nhiệm từng phòng, ban, đơn vị trực thuộc, trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trên xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể hàng tháng, quý, năm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức, viên chức để triển khai thực hiện đạt kế hoạch đề ra;
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đối với các DN gặp khó khăn: Tăng cường nắm tình hình, kịp thời phối hợp hỗ trợ, kiến nghị UBND tỉnh tổ chức đối thoại chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN duy trì phát triển sản xuất kinh doanh;
- Đối với các DN tạm ngừng hoạt động: Chủ động làm việc nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho DN hoạt động lại; đối với các DN ngừng hoạt động kéo dài, kiểm tra xử lý, đề nghị chấm dứt hoạt động dự án theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm tổ chức lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng, chất lượng giải quyết công việc, của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc BQL KKT nhằm kịp thời chấn chỉnh và nâng cao chất lượng phục vụ góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch đã nêu trên, BQL KKT cũng rất cần sự quan tâm ủng hộ, phối hợp có hiệu quả của các ngành các cấp, thống nhất và đồng thuận phấn đấu đạt kết quả cụ thể và thực chất. Tránh các trường hợp nói và làm khác nhau ở các diễn đàn khác nhau, ở các báo cáo đề xuất khác nhau, khi có vướng mắc hoặc cần có tham mưu, đề xuất sáng tạo, linh hoạt hoặc giải pháp đột phá thì lại giữ quan điểm an toàn là trên hết, chấp hành quy định pháp luật một cách cứng nhắc, dẫn đến các cuộc họp nhiều lần nhưng không đạt kết quả, không giải quyết được vấn đề và công việc phải trì trệ kéo dài.
Bước vào năm mới 2023, với tư duy mới, quyết tâm mới, bài viết tin tưởng năm 2023 sẽ là năm có nhiều thành công mới, khởi nguồn và là nền tảng vững chắc cho một giai đoạn phát triển mới (2023 – 2030) của tỉnh Bình Định.