Khu kinh tế Bình Định

THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÁCH NHIỆM CỦA MỌI NGƯỜI TRONG DOANH NGHIỆP

Thứ năm - 23/02/2023 06:13
Nội dung về ATVSLĐ được quy định trong rất nhiều văn bản luật, tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp (DN) trong KKT, các KCN, do còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên một số DN còn hạn chế và đã để xảy ra một số vụ việc tai nạn ngoài mong muốn. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động là do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; trang thiết bị làm việc không đảm bảo ATVSLĐ; chủ DN không thực hiện nghiêm túc việc huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động (NLĐ) theo quy định; chủ DN không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ; NLĐ không tuân thủ quy trình biện pháp làm việc an toàn đã được xây dựng.

 
Đại tá Ngô Cự Vinh, Phó Giám đốc Công an tỉnh tặng hoa cho Lãnh đạo doanh nghiệp và Ban điều hành mô hình
Đại tá Ngô Cự Vinh, Phó Giám đốc Công an tỉnh tặng hoa cho Lãnh đạo doanh nghiệp và Ban điều hành mô hình
Kết quả kiểm tra về ATVSLĐ tại 24 DN trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022, cho thấy việc thi hành pháp luật về ATVSLĐ một số DN thực hiện chưa đầy đủ và thiếu nghiêm túc, ý thức chấp hành pháp luật ATVSLĐ trong lao động sản xuất kinh doanh của các DN chưa cao. Công tác huấn luyện ATVSLĐ của các DN đạt tỷ lệ cao, tuy nhiên số đối tượng được huấn luyện chưa đủ số lượng, chưa đầy đủ các nhóm; công tác chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ và tự kiểm tra, thống kê báo cáo công tác ATVSLĐ, tai nạn lao động còn ít, hạn chế; việc phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chưa thực hiện tốt, nhiều DN chưa chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại….

NLĐ cần được đào tạo qua các khóa huấn luyện (ngắn ngày hoặc dài ngày) để hiểu các quy định xung quanh công tác ATVSLĐ; tổ chức được bộ phận chuyên làm công tác ATVSLĐ. Hàng năm phải tổ chức huấn luyện sát hạch định kỳ các đối tượng công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý, người làm công tác ATVSLĐ và NLĐ khác. Các máy móc, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất đều phải có quy định hướng dẫn sử dụng, bảo quản và người vận hành phải được huấn luyện sát hạch đạt yêu cầu trước khi sử dụng. Thêm vào đó, việc xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống tai nạn lao động là rất cần thiết: Đối với các vị trí công tác, các loại hình công việc, các tình huống cụ thể cần phải được xây dựng phương án phòng chống để NLĐ học tập và biết cách ngăn ngừa khi gặp phải; đồng thời phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục NLĐ tuân thủ tất cả các quy định về ATVSLĐ, sử dụng các dụng cụ, phương tiện về bảo hộ lao động để bảo vệ an toàn cho chính họ, sau đó là bảo đảm an toàn cho DN bởi bất kỳ vụ tai nạn lao động nào đều gây ra thiệt hại cho DN, NLĐ và gia đình của họ.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các DN thực hiện nghiêm pháp luật lao động, pháp luật ATVSLĐ, pháp luật BHXH; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác ATVSLĐ đối với những DN cố tình không thực hiện và xử lý nghiêm minh; thanh, kiểm tra không chỉ có nghĩa là xử phạt mà còn có trách nhiệm nhắc nhở các DN tuân thủ tốt hơn các quy định về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ. Làm được điều này, công tác phòng ngừa tai nạn chết người, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ mới có thể thành công.
 

Nguồn tin: Tô Đình Sử, trích Bản tin KKT số Xuân 2023

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập16
  • Tổng lượt truy cập5,502,364
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây