Khu kinh tế Bình Định

Chuẩn bị tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển KCX, KCN và KKT

Thứ sáu - 19/02/2021 07:39
Ngày 20/11/2020, tại TPHCM, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển KCX, KCN, KKT ở Việt Nam. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì, có sự tham gia của đại diện các Bộ ngành và các nhà khoa học liên quan, lãnh đạo các Ban Quản lý các KCX, KCN và KKT trên cả nước.
Nội dung Báo cáo tổng kết có một số nội dung cơ bản sau :
1. Thực trạng phát triển KCN, KKT (đến hết tháng 6/2020)
- 369 KCN được thành lập với tổng diện tích là 114 nghìn ha, 284 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích là 85 nghìn ha (TL lấp đầy 70,2%), 85 KCN đang xây dựng cơ bản với diện tích là 29 nghìn ha, 86,3% KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung.
- 26 KKT cửa khẩu được thành lập với tổng diện tích 766 nghìn ha, 18 KKT ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 853 nghìn ha. 
2. Kết quả đạt được 
2.1 KCN, KKT đã thu hút được lượng vốn đầu tư (VĐT) lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 
- Lũy kế đến hết tháng 6/2020: thu hút được 10.298 dự án FDI với tổng VĐT đạt 213,18 tỷ USD; 9.816 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đạt 2.390 nghìn tỷ đồng. 
- VĐT thực hiện trong KCN, KKT ngày càng tăng, lũy kế đến hết tháng 6/2020, VĐT các dự án đầu tư (DAĐT) trong KCN, KKT đạt gần 190 tỷ đô la Mỹ. 
2.2 KCN, KKT đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, chuyển đổi không gian phát triển, thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng trong dài hạn 
- Tác động đến việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều địa phương và cả nước. 
- Hình thành nhiều khu đô thị, dịch vụ mới, phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Góp phần phát triển nhiều ngành DV chất lượng cao và XD chuỗi liên kết ngành. 
2.3 KCN, KKT góp phần đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất ngành công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước 
- DAĐT trong KCN, KKT đã góp phần thúc đẩy giá trị SXCN với tỷ trọng tăng đáng kể qua các thời kỳ, từ 9% (năm 1995) lên 23% (năm 2005), 38% (năm 2015) và 50% (năm 2018). 
- Các DAĐT trong KCN, KKT đóng vai trò quan trọng thúc đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. 
- Đóng góp đáng kể tổng thu NSNN, góp phần giảm áp lực cho chính sách tài khóa. 
2.4 KCN, KKT góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực 
- Số lượng lao động trực tiếp trong KCN, KKT tăng nhanh qua các thời kỳ. Tính đến hết tháng 6/2020, đã giải quyết việc làm cho gần 4 triệu lao động trực tiếp, chiếm 7% của cả nước. 
- Chỉ tiêu tạo việc làm, NSLĐ trong KCN, KKT cao hơn dự án nằm ngoài KCN (SD lao động TB của DN KCN là 244, ngoài KCN là 24; NSLĐ trong KCN gấp 1,6 lần ngoài KCN).
- KCN, KKT cung cấp môi trường lao động công nghiệp hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực. 
2.5 KCN, KKT góp phần tích cực vào công tác BVMT và thực hiện tăng trưởng xanh 
- Công tác BVMT đã được các cấp, các ngành, DN KCN quan tâm, chú trọng. 
- Trong số 284 KCN đã thành lập và hoạt động, 245 KCN đã lắp đặt nhà máy XLNT tập trung (đạt tỷ lệ 86,23%) với tổng công suất là hơn 1,1 triệu m3/ngày.đêm. Tỷ lệ KCN có công trình XLNT tập trung đi vào vận hành đã tăng lên hơn 2 lần so với năm 2010. 
- Công tác xử lý CTR tại KCN, khu chức năng trong KKT đã được quan tâm, chú trọng. 
- Chính phủ đang thí điểm một số mô hình KCN mới (KCN sinh thái) để nâng cao và gắn trách nhiệm của DN trong BVMT.
2.6 KCN, KKT góp phần thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các đối tác quan trọng 
- Thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác kinh tế quan trọng (Hàn Quốc - gần 2.500 dự án, Nhật Bản - hơn 1.500 dự án, Singapore - gần 450 dự án…). 
- Biểu tượng cho quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới: hệ thống KCN Việt Nam - Singapore (VSIP); KCN Thăng Long I, II, III (Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc); KCN Nomura (Hải Phòng)… 
- KKT cửa khẩu đã thúc đẩy mua bán hàng hoá, giao lưu văn hóa của cư dân, góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước có chung đường biên giới (Năm 2019, số lượt người XNC qua các KKT cửa khẩu ước đạt 23,7 triệu lượt, tăng trưởng bình quân 9,3%/năm). 
3. Tồn tại, hạn chế:
3.1    Chất lượng, hiệu quả quy hoạch KCN, KKT chưa đáp ứng yêu cầu 
- Công tác quy hoạch phát triển KCN, KKT còn dàn trải (diện tích KCN Việt Nam cao hơn 3,8 lần Thái Lan, 2,8 lần Phillipine; Số KCN trong quy hoạch chưa thực hiện còn lớn).
- Quy hoạch phát triển KCN, KKT mất cân đối tập trung cục bộ (chủ yếu tập trung tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ Đáy)
- Quy hoạch phát triển KCN, KKT chưa gắn kết đồng bộ với các quy hoạch khác (quy hoạch sd đất, hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực…) 
3.2    Mô hình phát triển của các khu chậm được đổi mới 
- Mô hình KCN của Việt Nam chủ yếu phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, chủ yếu khai thác tiềm năng tĩnh (đất, nhân công, CS ưu đãi). Một số KCN sạch, KCN chuyên ngành, KCN phụ trợ đã bước đầu hình thành, song số lượng còn hạn chế. 
- KKT cửa khẩu chủ yếu dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa, mua sắm phi thuế quan, chưa tương xứng với tiềm năng trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước lân cận và khu vực. 
- KKT ven biển chưa xác định rõ các ngành then chốt cần tập trung phát triển, gắn với lợi thế của từng KKT và khai thác hiệu quả kinh tế biển. 
3.3 Chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng phát triển theo chiều sâu; liên kết, hợp tác trong KCN, KKT, giữa các khu với nhau và với khu vực bên ngoài còn hạn chế 
- KCN tập trung phát triển theo “chiều rộng”, thu hút mạnh NĐT thứ cấp; chưa phát triển theo “chiều sâu” hướng tới ngành nghề có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại và BVMT.
- Tính liên kết ngành trong KCN, KKT, cũng như giữa các KCN, KKT còn yếu.
- Một số KCN vẫn duy trì phát triển dựa vào lao động giản đơn và năng suất thấp; thu hút DAĐT chủ yếu là các dự án thứ cấp hình thành từ nhiều năm, hoạt động trong những ngành nghề lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ, chưa hợp tác phát triển để tạo thêm năng lực sản xuất mới. 
3.4 KCN, KKT phát triển chưa bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội 
- Hạ tầng kỹ thuật BVMT KCN chưa đồng bộ. Việc vận hành các công trình BVMT chưa nghiêm túc, tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về môi trường (khoảng 12% KCN đã thành lập và đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn thành công trình xử lý nước thải tập trung…).
- Một số KKT ven biển hiện nay đang định hướng thu hút ngành công nghiệp nặng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (lọc hóa dầu, luyện thép…).
- Hạ tầng xã hội (bao gồm nhà ở công nhân, các thiết chế văn hóa, thể thao, phúc lợi phục vụ người lao động) chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động.
3.5    Hiệu quả sử dụng đất tại KCN, KKT chưa cao 
- Tỷ suất thu hút đầu tư trung bình của DADT trong KCN có gia tăng qua các thời kỳ  nhưng vẫn tương đối thấp (đến tháng 6/2020, tỷ suất ĐT trong KCN là 4,97 triệu đô la Mỹ/ha).
- Tình trạng dự án chậm triển khai, xin giao đất, cho thuê đất vượt quá nhu cầu còn khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. 
- Việc sử dụng đất trồng lúa, nhất là tại đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long để phát triển KCN, khu chức năng trong KKT gây ra tác động tiêu cực đến nông thôn, nông dân. 
3.6 Nguồn vốn NSNN hỗ trợ phát triển hạ tầng KCN, KKT còn thấp so với nhu cầu 
- Khả năng cân đối từ NSTW để hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KKT có hạn; việc phân bổ vốn kéo dài dẫn đến chậm hoàn thành các hạng mục sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, giảm hiệu quả VĐT (gđ 2016-2020, nguồn vốn chỉ đáp ứng 53% so với nhu cầu của địa phương).
- Việc huy động nguồn VĐT để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển còn hạn chế, đặc biệt là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Nhiều địa phương vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ NSTW, chưa tích cực, sáng tạo trong việc huy động nguồn vốn khác. 
Từ các nội dung cơ bản nêu trên, đại diện các bộ ngành và các nhà khoa học, chuyên gia của các Viện nghiên cứu và một số nhà đầu tư đã tham gia góp ý cho Dự thảo, Hội nghị đã có những đánh giá chung và đề xuất :
Định hướng phát triển:
Phát triển số lượng và quy mô KCN, KKT đảm bảo bền vững, phát huy thế mạnh địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, không dàn đều theo địa giới hành chính. 
Hình thành hệ thống KCN nòng cốt dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống KCN có quy mô vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn. 
Tiến tới cân bằng trong phát triển KCN, KKT để giảm áp lực về giao thông, đô thị, môi trường và hạ tầng xã hội; thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu quả sử dụng đất; hạn chế phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định hoặc bám sát trục đường giao thông huyết mạch. 
Tại một số địa bàn nhạy cảm (biên giới, biển, hải đảo..), việc phát triển KCN, KKT cần được xem xét chặt chẽ, đặt vấn đề bảo đảm ANQP, chủ quyền quốc gia lên hàng đầu. 
Thúc đẩy phát triển KCN, KKT theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; chuyển dịch cơ cấu dự án trong KCN, KKT thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường. 
Phát triển KKT cửa khẩu gắn liền với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, ổn định với các nước quốc gia có chung đường biên giới; xây dựng các KKT cửa khẩu trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ động lực của khu vực biên giới; bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, ổn định dân cư biên giới và an ninh quốc phòng. 
Giải pháp phát triển:
Nâng cao nhận thức của các cơ quan Nhà nước, các cấp về vai trò, vị trí của KCN, KKT; tăng cường phân cấp, ủy quyền; xây dựng và triển khai chính sách phát triển KCN, KKT. 
Nghiên cứu xây dựng Luật điều chỉnh hoạt động của KCN, KKT và mô hình khác, xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế chính sách vượt trội về cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính; thiết chế giải quyết tranh chấp... đảm bảo liên kết, đồng bộ với khu vực khác 
Tăng cường rà soát, nghiên cứu xây dựng chiến lược và Quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển KCN, KKT trên cả nước giai đoạn 2021-2030, đảm bảo phù hợp giữa mô hình phát triển và nguồn lực khác, phát triển cân đối vùng kinh tế, lưu vực sông và tuyến đường giao thông, phát triển các KKT ven biển và cửa khẩu thành trọng điểm phát triển kinh tế cấp vùng. 
Đổi mới mô hình KCN, KKT hiện tại và phát triển một số mô hình KCN, KKT mới theo hướng sinh thái, hiệu quả cao hơn; phát triển chuỗi giá trị, liên kết tương hỗ giữa các khu.
Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với KCN, KKT: kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về KCN, KKT, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về KCN, KKT. 
Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN, KKT, gắn với hạ tầng xã hội đảm bảo hoạt động của KCN, KKT; rà soát, nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách phát triển hạ tầng xã hội cho người lao động trong KCN, KKT. 
Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư vào KCN, KKT theo hướng sàng lọc DAĐT phù hợp với quy hoạch vùng, tỉnh và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn; cơ chế đánh giá, kiểm soát bảo đảm ANQP, cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp về ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài vào KCN, KKT  theo Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị.
Tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước trong phát triển KCN, KKT; có cơ chế hợp tác, thỏa thuận chung với các nước láng giềng trong việc phát triển KKT cửa khẩu.
Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) theo hướng xây dựng kế hoạch, chương trình XTĐT vào KCN, KKT thống nhất với chương trình XTĐT quốc gia, tập trung XTĐT có trọng tâm, trọng điểm, theo vùng lãnh thổ và đối tác lớn, quan trọng. 
Xây dựng hệ thống thông tin và trang điện tử phục vụ XTĐT trong hệ thống thông tin quốc gia về KCN, KKT, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận kịp thời các thông tin về cung, cầu các sản phẩm, dịch vụ, cơ hội hợp tác đầu tư trong KCN, KKT.           
 

Nguồn tin: PVH, trích Bản tin KKT số Xuân 2021:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập14
  • Tổng lượt truy cập5,205,326
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây