Khu kinh tế Bình Định

Vai trò của Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định

Thứ sáu - 29/04/2022 15:48
Trong nhiều năm qua, phát huy lợi thế về địa kinh tế, tiềm năng thế mạnh của địa phương, tỉnh Bình Định đã thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN và KKT Nhơn Hội, như là giải pháp đột phá trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp. 
Vai trò của Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định
Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Định có 01 KKT Nhơn Hội và 04 KCN (KCN Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa, Hòa Hội) đã thành lập, xây dựng HTKT và thu hút được nhiều nhà đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn 04 KCN (Bình Nghi, Cát Trinh, Long Mỹ 2, Bồng Sơn) đang thực hiện các bước để xin Thủ tướng Chính phủ thành lập. Luỹ kế đến hết Quý I/2022, các KCN và KKT của tỉnh đã thu hút 402 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 135.364 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện khoảng 38.209 tỷ đồng (đạt 28,4% tổng vốn đăng ký), trong đó có 39 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 818 triệu USD.

Sau 17 năm thành lập KKT và 24 năm xây dựng phát triển các KCN, đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo ra hàng chục ngàn việc làm với thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn lân cận các KCN. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục ở mức trên hai con số của tỉnh, cụ thể như sau:
- Giá trị SXCN hàng năm tăng trưởng trên 12%, riêng năm 2021 do khó khăn vì dịch bệnh các KCN và KKT đạt 26.325 tỷ đồng (tăng 7,2% so với năm 2020), chiếm tỷ trọng trên 50% giá trị SXCN toàn tỉnh (cả tỉnh ước đạt 51.886,5 tỷ đồng). Về kim ngạch xuất khẩu, năm 2021 đạt 430 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 33% KNXK của tỉnh (cả tỉnh đạt 1,33 tỷ USD).
- Các DN trong KCN, KKT đã tạo ra trên 21.000 việc làm, với thu nhập bình quân của người lao động đạt 5,2 triệu đồng/người/tháng 
- Thu nộp ngân sách hàng năm của các DN tại các KCN, KKT đạt trên 1.000 tỷ đồng, riêng năm 2021 đạt 850 tỷ đồng (do miễn giảm cho DN vì dịch covid-19).
- Việc phát triển các KCN, KKT  đã có tác động lan tỏa đến các hoạt động dịch vụ và ngược lại, các hoạt động dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu của DN, giúp DN phát triển sản xuất như: Lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, bưu chính, viễn thông, điện lực, Logicstic…Các dịch vụ khác như: tiếp cận đất đai, tư vấn pháp lý DN, các dịch vụ, dịch vụ vui chơi giải trí... đã và đang được các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh cung cấp, đáp ứng yêu cầu của DN.

- Tại KKT Nhơn Hội, với sự nỗ lực của nhiều nhà đầu tư lớn (FLC, Vinacapital, Hưng Thịnh, Phát Đạt, HDTC…với hàng chục dự án du lịch, đô thị đang được triển khai với tống vốn đầu tư thực hiện hàng năm từ 3.000-5000 tỷ đồng mỗi năm, từng bước đưa các dự án hoặc một phần dự án đi vào hoạt động, đang tạo ra hàng nghìn việc làm và là động lực thúc đẩy du lịch của thành phố Quy Nhơn và của tỉnh Bình Định phát triển tích cực. Bên cạnh doanh thu du lịch tăng trưởng mạnh, các nguồn thu từ việc tổ chức đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, vừa phát huy hiệu quả của quỹ đất được đưa vào xây dựng phát triển kinh tế, vừa đem lại nguồn thu khá lớn nộp vào ngân sách của tỉnh hàng năm.

- KKT và các KCN  đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng trưởng kinh tế nhanh, và trở thành nhân tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, đồng thời thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương và các đô thị mới hình thành.

Bên cạnh những thành công về kinh tế, KKT và các KCN của tỉnh còn tham gia, đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội. Với việc thiết lập mô hình KCN và đô thị đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới. Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao…đảm bảo cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội. Góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế, tạo sự phát triển hài hoà giữa các vùng, khu vực trong tỉnh là cơ sở để Bình Định hội nhập và phát triển một cách bền vững.

Từ thực tiễn đã phát triển, định hướng trong những năm đến, các KCN đã hình thành (KKT Nhơn Hội, Nhơn Hòa, Phú Tài, Long Mỹ, Hòa Hội) khẩn trương tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ HTKT để thu hút thêm các nhà đầu tư thứ cấp, đồng thời phục vụ hoạt động sản xuất của các DN được thuận lợi, hướng dẫn chấp hành các quy định của nhà nước, ổn định sản xuất, bảo đảm quyền lợi cho người lao động và tạo ra giá trị SXCN tăng trưởng nhanh. Đối với các KCN đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư (Bình Nghi, Cát Trinh, Long Mỹ 2, Bồng Sơn), cần khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để sớm thành lập KCN, xây dựng hạ HTKT đồng bộ và sớm thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp vào thực hiện đầu tư ở giai đoạn 2022 - 2025. Đặc biệt, hỗ trợ chủ đầu tư khẩn trương xây dựng HTKT của KCN - đô thị - dịch vụ Becamex Bình Định (1.000ha), sớm giao đất cho nhà đầu tư triển khai xây dựng trong năm 2022, tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến vào KCN Becamex với chất lượng HTKT đồng bộ, hiện đại.

Những đóng góp trên đã khẳng định KKT và các KCN của tỉnh Bình Định đã, đang và sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng “phát triển tỉnh Bình Định nhanh, toàn diện và bền vững, thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung”. 

Bài viết này hoàn toàn tin tưởng, trong giai đoạn 2022 – 2025 và đặc biệt là giai đoạn 2026 – 2030, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh và của quốc gia ngày càng hoàn chỉnh và liên kết đồng bộ hơn, KKT và các KCN của tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng tích cực hơn với tỷ trọng trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh ngày càng lớn hơn.
 

Nguồn tin: Tô Đình Sử - PVH, trích Bản tin số 3.2022

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
  • Đang truy cập50
  • Tổng lượt truy cập5,500,403
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây